Điều 35. Bầu cử
(1) Thành viên của Hạ nghị viện được bầu từ các cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Họ đại diện cho toàn dân, không bị ràng buộc bởi các chỉ đạo hoặc hướng dẫn và chỉ chịu trách nhiệm trước lương tâm mình.
(2) Công dân đến tuổi mười tám sẽ được quyền bỏ phiếu. Công dân đã đạt tuổi trưởng thành có thể được bầu chọn.
(3) Các chi tiết được quy định bởi luật liên bang.
Điều 36. Nhiệm kỳ – Triệu tập
(1) Hạ nghị viện được bầu theo nhiệm kỳ bốn năm. Nhiệm kỳ của nó kết thúc khi Hạ nghị viện mới được triệu tập. Cuộc bầu cử mới được tổ chức không sớm hơn bốn mươi sáu (46) tháng và không muộn hơn bốn mươi tám (48) tháng sau khi một nhiệm kỳ bắt đầu. Nếu Hạ nghị viện bị giải thể, cuộc bầu cử mới được tổ chức trong vòng sáu mươi (60) ngày.
(2) Hạ nghị viện sẽ triệu tập cuộc họp chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) sau ngày bầu cử.
(3) Hạ nghị viện sẽ xác định thời điểm hoãn và tiếp tục các phiên họp. Chủ tịch Hạ nghị viện có thể triệu tập cuộc họp vào ngày sớm hơn. Chủ tịch Hạ nghị viện có nghĩa vụ triệu tập cuộc họp khi một phần ba thành viên Hạ nghị viện, Tổng thống hoặc Thủ tướng yêu cầu.
Điều 37. Chủ tịch Hạ nghị viện – Quy tắc thủ tục
(1) Hạ nghị viện sẽ bầu Chủ tịch Hạ nghị viện, Phó Chủ tịch Hạ nghị viện và Thư ký Hạ nghị viện. Hạ nghị viện sẽ thông qua các quy tắc về thủ tục.
(2) Chủ tịch Hạ nghị viện thực thi toàn quyền quản lý và bảo vệ trong tòa nhà Hạ nghị viện. Không được khám xét hoặc thu giữ tại các cơ sở của Hạ nghị viện khi chưa có sự cho phép của Chủ tịch Hạ nghị viện.
Điều 38. Giám sát bầu cử
(1) Việc giám sát các cuộc bầu cử là trách nhiệm của Hạ nghị viện. Hạ nghị viện cũng quyết định việc liệu một thành viên có bị mất ghế hay không.
(2) Các khiếu nại chống lại những quyết định như vậy của Hạ nghị viện có thể được nộp cho Tòa án Hiến pháp Quốc gia.
(3) Các chi tiết sẽ được quy định bởi luật liên bang.
Điều 39. Họp công khai – Quyết định theo đa số
(1) Các kỳ họp của Hạ nghị viện được tổ chức công khai. Tuy vậy, trong trường hợp theo đề nghị của một phần mười thành viên Hạ nghị viện hoặc theo đề nghị của Chính phủ Quốc gia, và với sự đồng ý của hai phần ba thành viên Hạ nghị viện, Hạ nghị viện có quyền không cho phép người dân tham dự. Đề nghị này được biểu quyết tại một phiên họp kín.
(2) Các quyết định của Hạ nghị viện cần được đa số phiếu ủng hộ, trừ khi Hiến pháp này có quy định khác. Các quy định có thể cho phép sự ngoại lệ đối với các cuộc bầu cử tổ chức bởi Hạ nghị viện.
(3) Các báo cáo trung thực về các phiên họp công khai của Hạ nghị viện và của các ủy ban của nó sẽ không phải gánh chịu bất cứ trách nhiệm nào.
Điều 40. Quyền yêu cầu có mặt, quyền tiếp cận và quyền trình bày
(1) Hạ nghị viện và các ủy ban của nó có thể yêu cầu sự hiện diện của bất kỳ thành viên nào của Chính phủ Liên bang.
(2) Các thành viên của Thượng nghị viện và Chính phủ Liên bang cũng như các đại diện của họ có thể tham dự tất cả các phiên họp của Hạ nghị viện và các ủy ban của nó. Họ có quyền trình bày vào bất kỳ lúc nào.
Điều 41. Uỷ ban điều tra
(1) Hạ nghị viện có quyền, và theo đề nghị của một phần tư thành viên thì Hạ nghị viện có nghĩa vụ, thiết lập một ủy ban điều tra. Uỷ ban điều tra này sẽ thực hiện việc thu thập các bằng chứng cần thiết tại các buổi điều trần công khai. Công chúng có thể không được tham dự. Điều khoản này không áp dụng cho các vấn đề về quốc phòng.
(2) Các quy tắc tố tụng hình sự được áp dụng với những sửa đổi thích hợp để thu thập bằng chứng. Bí mật thư tín và liên lạc không bị ảnh hưởng.
(3) Toà án và các cơ quan hành chính được yêu cầu phải cung cấp các trợ giúp pháp lý và hành chính.
(4) Các quyết định của ủy ban điều tra sẽ không bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp. Tòa án sẽ được tự do đánh giá và phán quyết dựa trên các bằng chứng điều tra.
Điều 42. Uỷ ban Ngoại giao và Quốc phòng
(1) Hạ viện sẽ bổ nhiệm một Uỷ ban Ngoại giao và một Uỷ ban Quốc phòng.
(2) Uỷ ban Quốc phòng cũng sẽ có những quyền lực của một uỷ ban điều tra. Với đề nghị của một phần tư thành viên của Uỷ ban, Uỷ ban sẽ có nhiệm vụ điều tra một vấn đề cụ thể.
Điều 43. Uỷ viên Quốc hội về lực lượng vũ trang
Một Ủy viên Quốc hội về lực lượng vũ trang sẽ được chỉ định để bảo đảm việc thi hành các quyền cơ bản và để hỗ trợ Hạ nghị viện trong việc giám sát các lực lượng vũ trang. Các chi tiết được quy định bởi một đạo luật liên bang.
Điều 44. Uỷ ban Dân nguyện
(1) Hạ nghị viện chỉ định một Ủy ban Dân nguyện để thụ lý các yêu cầu và khiếu nại gửi đến Hạ nghị viện.
(2) Quyền hạn xem xét khiếu nại của Ủy ban Dân nguyện sẽ được quy định bởi một đạo luật liên bang.
Điều 45. Hội đồng Giám sát
(1) Hạ nghị viện sẽ bổ nhiệm một hội đồng nhằm giám sát các hoạt động tình báo của đất nước.
(2) Các chi tiết sẽ được quy định bởi một đạo luật liên bang.
Điều 46. Miễn trách nhiệm của thành viên
(1) Thành viên Hạ nghị viện không thể bị truy cứu trước tòa án, phải chịu biện pháp kỷ luật, hay phải chịu trách nhiệm bên ngoài Hạ nghị viện bởi việc bỏ phiếu, trình bày hay tranh luận tại Hạ nghị viện hoặc tại bất kỳ ủy ban nào của Hạ nghị viện. Quy định này không áp dụng đối với những lời lăng mạ có tính cách phỉ báng.
(2) Thành viên Hạ nghị viện không thể bị triệu tập hoặc bị bắt vì một tội hình sự khi chưa có sự cho phép của Hạ nghị viện, trừ khi người đó bị bắt ngay khi đang phạm tội hoặc ngay vào ngày hôm sau.
(3) Cần có sự cho phép của Hạ nghị viện trước khi thực hiện bất kỳ việc hạn chế nào về tự do thân thể hay tiến hành việc khởi tố theo Điều 20 đối với một thành viên của Hạ nghị viện.
(4) Việc thực hiện bất kỳ các tố tụng hay hạn chế tự do nào theo Điều 20 đối với một thành viên của Hạ nghị viện đều sẽ bị ngưng lại theo yêu cầu của Hạ nghị viện.
Điều 47. Quyền từ chối cung cấp bằng chứng
Các thành viên Hạ nghị viện có thể từ chối đưa ra bằng chứng liên quan đến người mà họ đã trao đổi thông tin cũng như là những bằng chứng liên quan đến thông tin này trong khi họ đang thực hiện công việc với tư cách là thành viên của Hạ nghị viện. Cho đến khi quyền từ chối cung cấp bằng chứng này còn áp dụng, việc tịch thu tài liệu sẽ không được phép.
Điều 48. Ứng cử – Bảo vệ tư cách thành viên – Thù lao
(1) Mọi ứng cử viên tranh cử vào Hạ nghị viện sẽ có quyền nghỉ phép cần thiết để thực hiện chiến dịch tranh cử của mình.
(2) Không ai có thể bị ngăn cản việc tiếp nhận chức vụ thành viên Hạ nghị viện. Không ai phải bị sa thải hay thông báo bị sa thải bởi vì lý do này.
(3) Các thành viên sẽ được hưởng thù lao thỏa đáng để đảm bảo tính độc lập của mình. Các chi tiết sẽ được điều chỉnh bởi một đạo luật liên bang.
(hết chương 3 của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam)
Leave a Reply