Giới đầu tư tài chính hay có câu cửa miệng đó là “put your money where you mouth is”. Dịch nghĩa đen là “đặt tiền vào ngay cửa miệng của mày đi”.
Nhưng để hiểu nghĩa bóng thì phải để nó trong một bối cảnh. Bối cảnh đó thường là một tay bốc thơm về một loại tài sản đầu tư, cổ phiếu hay đất đai chẳng hạn. Anh ta bô bô tâng bốc về nó lên tận mây xanh và xúi người khác, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đầu tư vào nó.
Nhưng khi hỏi ngược lại anh ta rằng liệu mày có dám bỏ tiền túi của mày đầu tư vào đó hay không thì tay này thường chỉ bơ đi. Bởi trong thâm tâm của những người như vậy, họ biết là các sản phẩm đầu tư này chẳng đem lại lợi ích cho chính mình, thậm chí khiến mình phá sản, nên họ chỉ bô bô xúi người khác đầu tư mà thôi.
Bởi vậy cho nên để xem lời nói của người ta có giá trị tới đâu, nó thực lòng đến đâu thì chỉ cần nói một câu: hãy đặt tiền của mày vào cửa miệng của mày đi, rồi hẵng nói.
Vì vậy mà bạn đọc mấy bài báo về tài chính nếu gặp người viết gợi ý cổ phiếu này có tiềm năng, cổ phiếu kia sẽ tăng nữa, v.v., thì hãy lướt đến cuối bài; ở đó người viết sẽ đề một lời tự khai rằng anh ta có đang giữ những cổ phiếu đó hay không. Nếu anh ta không giữ những cổ phiếu đó thì coi như bài đọc chỉ mang giá trị … quảng cáo mà thôi. Gọi là quảng cáo vì nhiều khả năng anh ta được thuê để viết bài tâng bốc các cổ phiếu này.
Giờ nói đến chuyện vắc-xin Tàu.
Chuyện vắc-xin Tàu cũng tương tự như cái chuyện gợi ý đầu tư. Tương tự ở chổ đó là mấy tay có nhiều người theo dõi bắt đầu kêu gọi, một cách trực tiếp hay gián tiếp, người dân đừng nên kỳ thị vắc-xin Tàu mà hãy chích nó. Họ lập luận rất đơn giản, đó là đừng kỳ thị đồ Tàu, vì đồ Tàu có ở khắp nơi, và nếu không dùng đồ Tàu thì lấy gì xài. Có lẽ họ quên rằng đồ Tàu thì có nhiều dạng, loại thiết kế bởi Mỹ nhưng lắp ráp ở Tàu thì khác loại thiết kế sản xuất 100% bởi Tàu. Ví dụ như iPhone mà lắp ráp ở Tàu thì khác với Oppo được sản xuất 100% bởi Tàu. Và nếu được chọn giữa đồ Tàu và đồ châu Âu, đồ Mỹ, thì dân Việt Nam chẳng ai muốn dùng đồ Tàu cả.
Chọn lựa mua hàng hoá bình thường đã như vậy rồi thì chuyện chọn vắc-xin còn nghiêm trọng hơn. Đơn giản là cơ thể của mỗi người chỉ có một. Nó không phải như tiền hay hàng hoá mà nếu hư thì có thể dễ dàng thay đổi. Tiêm vắc-xin xong nếu nó có biến chứng thì người tiêm chắc hẳn là người duy nhất chịu trách nhiệm về nó, cho cả đời.
Chuyện vắc-xin Tàu kém chất lượng như thế nào thì thế giới họ nói nhiều rồi. Nói bằng khoa học. Rõ ràng và minh bạch. Còn chuyện tác dụng phụ của vắc-xin Tàu ra sao thì có lẽ cần thời gian để bộc phát và quan sát.
Lấy ví dụ như hoá chất thalidomide, vốn ban đầu được dùng để điều chế thuốc an thần, rất phổ biến ở châu Âu. Chất này lần đầu tiên được bán ra trên thị trường của Tây Đức vào năm 1957, nhưng bị cấm ở Hoa Kỳ. Được bán mà không cần kê đơn của bác sỹ và được quảng cáo là an toàn trong thai kỳ. Tuy vậy, những bà mẹ dùng thuốc sau đó đã sinh ra những đứa con bị dị tật bẩm sinh ở tay, chân, mắt, hệ thống tiết niệu, và tim. Cuối cùng, thuốc bị cấm bán ở châu Âu vào năm 1961. Thảm hoạ thalidomide khiến giới quản lý y tế sau đó nhấn mạnh đến vai trò thử nghiệm lâm sàng đối với các loại thuốc mới.
Cho nên đối với những kẻ mà xúi người dân tiêm vắc-xin Tàu, một cách trực tiếp hay gián tiếp, chỉ cần bảo họ là hãy để liều vắc-xin Tàu vào ngay cửa miệng của mày, hãy chích vắc-xin của Tàu đi, rồi hãy đi khuyên người khác. Lúc đó, có lẽ những kẻ đi khuyên sẽ “đứng hình” và bơ đi. Bởi lẽ, điểm chung của những kẻ này đó là họ hay thích lên giọng dạy đời và bô bô bốc thơm vắc-xin Tàu, trong khi đó thì chọn vắc-xin Anh, Mỹ để chích cho cả gia đình của mình. Những kẻ như vậy không thể dùng từ nào khác hơn là điếm và ác.
Nguyễn Huy Vũ
4.8.2021
Leave a Reply