Điều 49. Chức năng
Thông qua Thượng nghị viện, các bang sẽ tham gia vào hoạt động lập pháp và hành chính của liên bang.
Điều 50. Thành phần
(1) Thượng nghị viện sẽ bao gồm các thành viên của chính quyền các bang. Các chính quyền bang chịu trách nhiệm bổ nhiệm, triệu hồi, và thay thế các thành viên này.
(2) Mỗi bang sẽ có tối thiểu ba phiếu bầu; các bang có hơn hai triệu dân sẽ có bốn phiếu, các bang có hơn sáu triệu dân sẽ có năm phiếu, và các bang hơn bảy triệu dân sẽ có sáu phiếu.
(3) Mỗi bang bổ nhiệm số thành viên tương đương với số phiếu của mình. Các phiếu của mỗi vùng chỉ được bỏ như một đơn vị nhằm thể hiện quan điểm chung của vùng và chỉ bởi các thành viên có mặt hoặc những người thay thế họ.
Điều 51. Chủ tịch – Quyết định – Các quy tắc thủ tục
(1) Thượng nghị viện sẽ bầu ra Chủ tịch Thượng nghị viện với nhiệm kỳ một năm.
(2) Chủ tịch Thượng nghị viện giữ quyền triệu tập Thượng nghị viện. Chủ tịch Thượng nghị viện bắt buộc phải triệu tập Thượng nghị viện nếu các đại diện từ tối thiểu hai bang hoặc Chính phủ Liên bang yêu cầu.
(3) Các quyết định của Thượng nghị viện cần đa số thành viên thông qua. Thượng nghị viện sẽ thông qua các quy tắc thủ tục. Các buổi họp của Thượng nghị viện sẽ công khai cho công chúng. Thượng nghị viện có thể không cho công chúng tham dự các buổi họp.
(4) Các thành viên hoặc đại diện khác của các chính quyền bang có thể tham gia vào các ủy ban của Thượng nghị viện.
Điều 52. Tham dự của các thành viên Chính phủ Liên bang
Các thành viên của Chính phủ Liên bang có quyền, và trong trường hợp bị yêu cầu thì có nghĩa vụ, tham gia vào các buổi họp của Thượng nghị viện và các ủy ban của nó. Họ có quyền trình bày quan điểm vào bất kỳ lúc nào. Chính phủ Liên bang sẽ thông báo cho Thượng nghị viện các hoạt động của mình.
Điều 53. Uỷ ban Hỗn hợp
Uỷ ban hỗn hợp sẽ bao gồm các đại diện từ Hạ nghị viện và Thượng nghị viện; Hạ nghị viện sẽ đóng góp hai phần ba số thành viên của Uỷ ban và Thượng nghị viện sẽ đóng góp một phần ba số thành viên của Uỷ ban. Hạ nghị viện sẽ bổ nhiệm các thành viên tương ứng với sức mạnh tương đối của các nhóm nghị viên khác nhau; họ có thể không phải là thành viên của Chính phủ Liên bang. Mỗi bang sẽ chọn ra một thành viên Thượng nghị viện đại diện cho mình trong Uỷ ban; các thành viên này sẽ không bị ràng buộc bởi các chỉ thị. Việc thành lập Ủy ban Hỗn hợp và các thủ tục của nó sẽ được quy định bởi các quy tắc do Hạ nghị viện thông qua và cần có sự đồng ý của Thượng viện.
(2) Chính phủ Liên bang sẽ thông báo cho Ủy ban Hỗn hợp về kế hoạch quốc phòng của mình. Quyền của Hạ nghị viện và các uỷ ban của nó theo đoạn (1) của Điều 40 sẽ không bị ảnh hưởng bởi các quy định của đoạn này.
(hết Chương 4 của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam)
Leave a Reply