Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 5. Chủ tịch nước

Điều 54. Bầu cử – Nhiệm kỳ 

(1) Chủ tịch nước sẽ được bầu bởi Hội đồng Liên bang mà không qua tranh luận. Bất kỳ công dân Việt Nam nào đủ điều kiện tham gia bầu cử trong các kỳ bầu cử Hạ nghị viện và đủ 40 tuổi đều có thể ứng cử. 

(2) Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Việc tái cử cho nhiệm kỳ kế tiếp chỉ được phép diễn ra một lần. 

(3) Hội đồng Liên bang sẽ bao gồm các thành viên của Hạ nghị viện và một số tương đương các thành viên được chọn bởi các nghị viện tại các bang dựa trên cơ sở đại diện theo tỷ lệ. 

(4) Hội đồng Liên bang sẽ họp không muộn hơn ba mươi (30) ngày trước khi nhiệm kỳ của Chủ tịch nước kết thúc. Trong trường hợp Chủ tịch nước kết thúc nhiệm kỳ sớm, Hội đồng Liên bang sẽ họp không muộn hơn ba mươi (30) ngày sau ngày kết thúc nhiệm kỳ của Chủ tịch nước. Hội đồng Liên bang sẽ được triệu tập bởi Chủ tịch Hạ nghị viện. 

(5) Khi nhiệm kỳ của Chủ tịch nước kết thúc, nhiệm kỳ mới, như được đề cập đến trong hai câu đầu tiên của đoạn (4) của Điều này, bắt đầu kể từ khi Hạ nghị viện triệu tập phiên đầu tiên.

(6) Người nhận được đa số phiếu của Hội đồng Liên bang sẽ được bầu chọn. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà không ai nhận được đa số phiếu thì người nhận được số phiếu cao nhất trong lần bỏ phiếu kế tiếp sẽ được chọn. 

(7) Các chi tiết sẽ được quy định cụ thể trong luật liên bang. 

Điều 55. Xung đột lợi ích

(1) Chủ tịch nước không thể là thành viên của chính phủ hoặc là thành viên của cơ quan lập pháp liên bang hoặc bang. 

(2) Chủ tịch nước không được nắm giữ bất cứ một công việc hưởng lương nào khác, không được tham gia vào bất cứ các hoạt động thương mại hay nghề nghiệp nào, và cũng không được nắm giữ các vị trí trong ban quản lý của các doanh nghiệp vì lợi nhuận.

Điều 56. Tuyên thệ nhậm chức

Khi nhậm chức, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ như sau trước các thành viên của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện: 

“Tôi nguyện rằng sẽ cống hiến các nỗ lực của mình cho độc lập dân tộc, thịnh vượng quốc gia, sự tự do và hạnh phúc của người dân Việt Nam, duy trì và bảo vệ Hiến pháp và các luật của liên bang, thực thi các nghĩa vụ của tôi một cách toàn tâm và bảo đảm công lý cho tất cả mọi người. Xin đất trời chứng giám và phù hộ tôi.”

Lời tuyên thệ cũng có thể được thực hiện mà không cần xác tín về tôn giáo. 

Điều 57. Thay thế 

Nếu Chủ tịch nước không thể thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc ghế đó bị trống, Chủ tịch Thượng nghị viện sẽ thực thi quyền hạn Chủ tịch nước. 

Điều 58. Ký phó thự

Các sắc lệnh và chỉ thị của Chủ tịch nước để có hiệu lực cần phải có chữ ký của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Liên bang có thẩm quyền. Điều khoản này không áp dụng đối với việc bổ nhiệm hay phế truất Thủ tướng, việc giải tán Hạ nghị viện theo Điều 63, hoặc một yêu cầu theo đoạn (3) của Điều 70. 

Điều 59. Đại diện của quốc gia

(1) Chủ tịch nước sẽ là người đại diện cho quốc gia trong các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế. Chủ tịch nước sẽ thay mặt quốc gia ký kết các điều ước với nước ngoài. Chủ tịch nước sẽ công nhận và tiếp nhận các đại diện ngoại giao. 

(2) Các hiệp ước nhằm điều chỉnh mối quan hệ chính trị của quốc gia hoặc liên quan đến những vấn đề về luật pháp liên bang cần phải có sự chuẩn thuận hoặc tham gia, dưới hình thức một luật liên bang, của những cơ quan có trách nhiệm ban hành luật liên bang trong trường hợp đó. Trong trường hợp nếu đó là những thoả thuận hành pháp, các quy định liên quan đến quản lý hành chính liên bang sẽ được áp dụng với những sửa đổi phù hợp. 

Điều 60. Bổ nhiệm công chức – Đặc xá

(1) Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm và miễn nhiệm các thẩm phán liên bang, các công chức liên bang, và các công chức của quân đội, trừ khi có luật quy định khác. 

(2) Chủ tịch nước sẽ thay mặt quốc gia thực thi quyền đặc xá đối với những phạm nhân trong từng trường hợp cụ thể. 

(3) Chủ tịch nước có thể ủy nhiệm cho các cơ quan khác thực hiện các quyền trên. 

(4) Các đoạn (2) đến (4) của Điều 46 sẽ được áp dụng đối với Chủ tịch nước với những sửa đổi phù hợp. 

Điều 61. Luận tội trước Toà án Hiến pháp Liên bang 

(1) Hạ nghị viện hoặc Thượng nghị viện có thể luận tội Chủ tịch nước trước Tòa án Hiến pháp Liên bang vì đã cố ý vi phạm Luật Hiến pháp này hoặc bất kỳ luật liên bang nào khác. Việc khởi động luận tội phải được sự ủng hộ của ít nhất một phần tư thành viên Hạ nghị viện hoặc một phần tư số phiếu của Thượng nghị viện. Nghị quyết về việc luận tội phải được thông qua với đa số hai phần ba thành viên của Hạ nghị viện hoặc hai phần ba số phiếu của Thượng nghị viện. Hồ sơ luận tội sẽ được trình bày trước Tòa án Hiến pháp Liên bang bởi một người được ủy quyền bởi cơ quan luận tội. 

(2) Nếu Tòa án Hiến pháp Liên bang phán quyết rằng Chủ tịch nước đã cố ý vi phạm Luật Hiến pháp này hoặc bất kỳ luật liên bang nào khác, Tòa án có thể tuyên bố rằng ông ta đã bị tước khỏi chức vụ. Sau khi Chủ tịch nước đã bị phế truất, Tòa án có thể ban hành một chỉ thị lâm thời cấm ông thực hiện thẩm quyền của mình. 

(hết Chương 5 của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam)


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *