Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 6 – Chính phủ Liên bang

Điều 62. Thành phần

Chính phủ Liên bang bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang. 

Điều 63. Bầu chọn Thủ tướng

(1) Thủ tướng sẽ được bầu chọn bởi Hạ nghị viện theo đề nghị của Chủ tịch nước mà không phải thông qua một cuộc tranh luận.

(2) Người nhận được đa số phiếu của các thành viên Hạ nghị viện sẽ được chọn. Người được bầu chọn sẽ được bổ nhiệm bởi Chủ tịch nước. 

(3) Nếu người được đề nghị bởi Chủ tịch nước không được bầu chọn, trong vòng mười bốn (14) ngày kế tiếp, Hạ nghị viện với đa số thành viên có thể bầu ra một Thủ tướng. 

(4) Nếu Thủ tướng không được bầu ra trong thời hạn mười bốn ngày này, Hạ nghị viên sẽ lập tức tổ chức một cuộc bầu cử và người nhận được nhiều phiếu nhất sẽ được chọn. Nếu người được chọn này nhận được đa số phiếu của các thành viên của Hạ nghị viện, Chủ tịch nước phải bổ nhiệm trong vòng bảy ngày sau cuộc bầu cử. Nếu người được bầu không nhận được đa số phiếu, thì trong thời hạn bảy ngày Chủ tịch nước sẽ phải bổ nhiệm người này hoặc giải tán Hạ nghị viện. 

Điều 64. Bổ nhiệm và miễn nhiệm Bộ trưởng Liên bang

(1) Bộ trưởng Liên bang sẽ được bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm bởi Chủ tịch nước theo đề nghị của Thủ tướng. 

(2) Khi nhậm chức, Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang sẽ tuyên thệ như được trình bày ở Điều 56 trước Hạ nghị viện. 

Điều 65. Quyền quyết định các định hướng về chính sách

Thủ tướng nắm quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với các định hướng chung về các chính sách. Trong phạm vi của những đề xuất chính sách này, các Bộ trưởng Liên bang thực hiện công việc của ngành mình một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm. Chính phủ Liên bang sẽ giải quyết các khác biệt về ý kiến giữa các Bộ trưởng Liên bang. Thủ tướng thi hành công việc dựa theo các quy định đã được chính phủ liên bang thông qua và Chủ tịch nước phê duyệt. 

Điều 66. Chỉ huy các lực lượng vũ trang

Việc chỉ huy các lực lượng vũ trang được giao cho Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang. 

Điều 67. Xung đột lợi ích

Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang đều không được nắm giữ bất cứ một công việc hưởng lương nào khác, không được tham gia vào bất cứ các hoạt động thương mại hay nghề nghiệp nào, và cũng không được nắm giữ các vị trí trong ban quản lý của các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà không có sự cho phép của Hạ nghị viện. 

Điều 68. Bỏ phiếu bất tín nhiệm

(1) Hạ nghị viện chỉ có thể bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Thủ tướng bằng cách bầu ra người kế nhiệm bởi đa số thành viên của Hạ nghị viện và yêu cầu Chủ tịch nước phế truất Thủ tướng. Chủ tịch nước phải tuân thủ yêu cầu đó và bổ nhiệm người được bầu. 

(2) Thời hạn từ lúc đề nghị tới lúc bỏ phiếu bất tín nhiệm là bốn mươi tám giờ.

Điều 69. Bỏ phiếu tín nhiệm

(1) Nếu một đề nghị của Thủ tướng cho một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm không được tán thành bởi đa số thành viên của Hạ nghị viện, Chủ tịch nước có thể giải tán Hạ nghị viện trong vòng hai mươi mốt ngày theo đề nghị của Thủ tướng. Quyền giải tán sẽ mất hiệu lực ngay khi Hạ nghị viện bầu ra một Thủ tướng khác bởi đa số thành viên Hạ nghị viện. 

(2) Thời hạn từ lúc đề nghị tới lúc bỏ phiếu tín nhiệm là bốn mươi tám giờ.

Điều 70. Phó thủ tướng quốc gia – Nhiệm kỳ 

(1) Thủ tướng sẽ bổ nhiệm một Bộ trưởng Liên bang làm Phó Thủ tướng cho mình. 

(2) Nhiệm kỳ của Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng Liên bang sẽ kết thúc khi Hạ nghị viện mới được triệu tập; nhiệm kỳ của một Bộ trưởng Liên bang cũng sẽ kết thúc khi Thủ tướng không còn giữ chức vụ. 

(3) Theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng sẽ có nghĩa vụ tiếp tục quản lý các công việc của mình cho đến khi người kế nhiệm được bổ nhiệm. Theo yêu cầu của Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước, một Bộ trưởng Liên bang sẽ có nghĩa vụ tiếp tục quản lý các công việc của mình cho đến khi người kế nhiệm được bổ nhiệm. 

(hết Chương 6 của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam)


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *