Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 12 – Tình trạng Chuyển tiếp

Điều 121. Phục hồi quyền công dân

Những người từng là công dân của Việt Nam mà đã bị tước đoạt tư cách công dân vì các lý do chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo, thì họ và con cháu của họ sẽ được phục hồi tư cách công dân khi có đơn đề nghị. Họ sẽ được coi là chưa bao giờ bị tước tư cách công dân.

Điều 122. Ngày chuyển giao quyền lập pháp 

(1) Kể từ ngày mà Hạ nghị viện triệu tập lần đầu tiên, luật chỉ được ban hành bởi các cơ quan lập pháp được thừa nhận bởi Hiến pháp này. 

(2) Các cơ quan lập pháp và các tổ chức tư vấn lập pháp mà thẩm quyền lập pháp kết thúc theo đoạn (1) của Điều này sẽ giải tán vào ngày đó. 

Điều 123. Phân định ranh gii các bang

Địa giới hành chính của Việt Nam được chia thành 12 vùng hành chính, còn gọi là Bang, như sau:

(1) Thành phố Hà Nội;

(2) Vùng Đồng Bằng sông Hồng (trừ Hà Nội) gồm các tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình;

(3) Vùng Tây Bắc Bộ gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình;

(4) Vùng Đông Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ;

(5) Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh;

(6) Vùng Trung Trung Bộ gồm các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi;

(7) Vùng Nam Trung Bộ gồm các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận;

(8) Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Lâm Đồng, Dak Nông;

(9) Sài Gòn;

(10) Vùng Đông Nam Bộ (trừ Sài Gòn) gồm các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu;

(11) Vùng Tây Nam Bộ phía bắc sông Hậu gồm các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh;

(12) Vùng Tây Nam Bộ phía nam sông Hậu gồm các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Điều 124. Tổ chc hành chính của Bang 

(1) Bang sẽ có cơ cấu chính quyền gồm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

(2) Quốc hội Bang là cơ quan lập pháp của Bang, gồm các đại biểu do dân bầu trực tiếp.

(3) Quốc hội Bang nhóm họp lần đầu tiên sẽ bầu ra thủ hiến. Thủ hiến là người nhận phiếu bầu cao nhất. Trong trường hợp Quốc hội Bang muốn thay đổi thủ hiến, Quốc hội Bang cần bầu ra một ứng cử viên khác với đa số phiếu để thay thế thủ hiến đương nhiệm. 

(4) Chính quyền Bang gồm Thủ hiến và các quan chức do Thủ hiến bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội sẽ chịu trách nhiệm thi hành các chính sách của Bang.

(5) Thủ hiến bổ nhiệm thẩm phán của Bang với sự đồng ý của Quốc hội Bang. 

(6) Chi tiết về tổ chức hành chính của Bang sẽ được thông qua bởi một luật Liên bang và cần sự chuẩn thuận của Thượng nghị viện.

Điều 125. Tiếp tục áp dụng pháp luật có t trướ

(1) Những luật đã có từ trước khi Hạ nghị viện triệu tập lần đầu tiên sẽ duy trì hiệu lực chừng nào mà nó không xung đột với Luật Hiến pháp này. 

(2) Các hiệp ước quốc tế mà nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và nó liên quan đến các vấn đề mà theo bản Hiến pháp này cơ quan lập pháp của nhà nước có thẩm quyền, thì nó sẽ vẫn có hiệu lực nếu nó hợp pháp và tiếp tục được áp dụng theo các nguyên tắc pháp lý chung, với đầy đủ các quyền và sự phản đối của các bên liên quan, cho đến khi các hiệp ước quốc tế mới được ký kết bởi các cơ quan có thẩm quyền theo Hiến pháp này hoặc cho đến khi chúng bị chấm dứt theo các điều khoản quy định trong các hiệp ước đó. 

Điều 126. Tiếp tục áp dụng luật trong phạm vi quyền lập pháp tuyệt đối

Luật về các vấn đề thuộc quyền lập pháp tuyệt đối của Liên bang sẽ trở thành luật liên bang trong các lĩnh vực mà nó được áp dụng.

Điều 127. Tiếp tục áp dụng luật trong phạm vi quyền lập pháp song trùng

Luật về các vấn đề thuộc quyền lập pháp song trùng của Liên bang sẽ trở thành luật liên bang trong các lĩnh vực mà nó được áp dụng.

Điều 128. Tiếp tục áp dụng luật trong phạm vi quyền lập pháp của Bang

Luật về các vấn đề thuộc quyền lập pháp hoàn toàn của Bang sẽ trở thành luật của Bang trong các lĩnh vực mà nó được áp dụng.

Điều 129. Xác định để tiếp tục áp dụng luật như luật liên bang

Những bất đồng liên quan đến việc tiếp tục áp dụng một luật như luật liên bang sẽ được giải quyết bởi Tòa án Hiến pháp Liên bang.

Điều 130. Thẩm quyền tiếp tục ban hành các hướng dẫn

Đối với luật còn duy trì hiệu lực, thẩm quyền ban hành các hướng

dẫn của các cơ quan có thẩm quyền vẫn được duy trì chừng nào chưa có những quy định bởi luật khác. 

Điều 131. Kế tha tài sản

(1) Những tài sản của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ trở thành tài sản liên bang.

(2) Chính quyền liên bang có thể chuyển giao tài sản liên bang cho chính quyền bang để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết. 

(3) Một luật liên bang liên quan đến phân bổ tài sản cần được thông qua với sự chuẩn thuận của Thượng nghị viện.

Điều 132. Triệu tập Thượng nghị viện lần đầu tiên

(1) Thượng nghị viện triệu tập lần đầu tiên vào ngày Thượng nghị viện họp lần đầu tiên.

(2) Cho đến khi bầu chọn ra Chủ tịch nước đầu tiên, quyền lực của Chủ tịch nước được thực hiện bởi Chủ tịch Thượng nghị viện. Chủ tịch Thượng nghị viện không có quyền giải tán Thượng nghị viện.

Điều 133. Thông qua Hiến pháp

Hiến pháp này phải được thông qua bởi 2/3 nghị viện các bang nơi nó lần đầu tiên được áp dụng. 

Chương 12 – Tình trạng chuyển tiếp kết thúc Bản Hiến pháp.


by

Tags: