Kế hoạch B – Chiến lược biểu tình để chống đàn áp biểu tình

Các thành viên Otpor! trong một cuộc biểu tình. Nguồn: Internet.

Một trong những bận tâm của những người tổ chức xuống đường là làm sao tiến hành thành công một cuộc biểu tình mà không bị ngăn cản. Vì khi những người tổ chức đưa ra lời kêu gọi xuống đường, thời gian và địa điểm bắt đầu của cuộc xuống đường không còn là một điều bí mật. Và vì vậy, chính quyền có thể dễ dàng cho an ninh phong tỏa khu vực, ngăn chặn những mầm mống biểu tình diễn ra. Trong những trường hợp khác, những nhóm biểu tình vừa khởi phát đã nhanh chóng bị đàn áp và bắt bớ.

Có hai câu hỏi, trong những trường hợp như vậy làm sao để có thể tương kế tựu kế thực hiện thành công một cuộc biểu tình, và làm sao những người biểu tình có thể vừa hạn chế các biểu tình viên bị bắt và đánh đập, và tiếp thêm động lực cho các biểu tình viên. Kinh nghiệm của Otpor!, tổ chức của những nhà hoạt động trẻ của Serbia trong các hoạt động vận động dân chủ để rồi cuối cùng dẫn đến sự ra đi của Slobodan Milosevic và chế độ độc tài của ông là một bài học đáng tham khảo.

Chiến lược của Otpor! cho mỗi cuộc xuống đường đều bao gồm «Kế hoạch B» (Plan B). Nếu như «Kế hoạch A» là địa điểm và thời gian ban đầu của một cuộc biểu tình được lên kế hoạch và thông báo rộng rãi từ trước thì «Kế hoạch B» là kế hoạch dự phòng để thực hiện các cuộc biểu tình thành công khác trong trường hợp «Kế hoạch A» không thực hiện được. Cụ thể, «Kế hoạch B» sẽ là các cuộc biểu tình mạnh mẽ bên ngoài các đồn cảnh sát nơi giam giữ các biểu tình viên. Những cuộc biểu tình mạnh mẽ trước các đồn cảnh sát luôn là sự kết hợp của một đông đảo các biểu tình viên kèm theo sự hiện diện của các nhà báo đưa tin. Những cuộc biểu tình như vậy có vài tác dụng: thứ nhất, nó làm cho cảnh sát chùn tay trong đánh đập và tra tấn biểu tình viên; thứ hai, nó giúp tăng cường tinh thần cho các biểu tình viên bị bắt, giúp họ bớt sợ và tiếp tục ủng hộ phong trào; thứ ba, các cuộc biểu tình trước các đồn công an nơi mà không gian công cộng khá hẹp nó sẽ nhanh chóng giúp thu hút dư luận và tăng cường uy lực của cuộc biểu tình; và cuối cùng, sự liên tục thông tin của giới nhà báo đưa tin tại chỗ sẽ khiến cuộc biểu tình nhanh chóng gia tăng sức nóng.

Kế hoạch B được mô tả chi tiết như sau:

Khi các cuộc bắt bớ diễn ra, Kế hoạch B lập tức được khởi động với một mạng lưới các đối tác liên lạc:

1. Một người quan sát thấy được cảnh bắt bớ và đồn cảnh sát giam giữ biểu tình viên lập tức thông báo thông qua điện thoại.

2. Luật sư lập tức có mặt ở đồn cảnh sát để thương thảo việc phóng thích.

3. Trong vòng một giờ, các nhà hoạt động Otpor! tập trung trước đồn cảnh sát và tại văn phòng của tổ chức cảnh sát. Họ chơi trò chơi, ca hát nhằm làm cho đám đông lạc quan, bình tĩnh, và tập trung. Các nhà hoạt động duy trì bên ngoài trạm cảnh sát chừng nào những người bị giam giữ được thả.

4. Trong khi đó, giới truyền thông lập tức có mặt ở các trạm cảnh sát để đưa tin và phỏng vấn các nhà hoạt động ngay khi họ được thả.

5. Các đảng phái đối lập lên án hành động bắt bớ và gửi các thành viên của họ đến trước đồn cảnh sát để ủng hộ.

6. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) thông tin đến các tổ chức quốc tế và kêu gọi họ lên án các cuộc bắt bớ.

Otpor! dành một lượng thời gian và nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng một mạng lưới trung thành rộng lớn và mạnh mẽ, và nhờ đó mà ngay khi một biểu tình viên bị bắt, tổ chức ngay lập tức biết được đâu là đồn cảnh sát giam giữ biểu tình viên. Và do đó cho phép Otpor! nhanh chóng vận động sự tập trung nhân lực cho cuộc biểu tình kế tiếp diễn ra theo Kế hoạch B. Bên cạnh đó, họ còn dùng sự hài hước trong châm biếm và lên án chính quyền nhằm giúp cho người dân bớt đi sự sợ hãi quyền lực của chính quyền.

OL, 8.10.2016


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *